Các phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế

  1. Phương thức vận chuyển đường thủy (Waterways):

Vận chuyển đường thủy bao gồm:

  • Vận tải biển (Ocean shipping)
  • Vận tải thủy nội địa (Inland water trasport).

Vận tải biển là việc chở hàng hóa trong nước hoặc giữa giữa các quốc gia bằng đường biển.

Vận tải biển ra đời sớm  hơn so với các phương thức vận chuyển khác. Ngay từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, con người đã lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng, miền, quốc gia với nhau. Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

Vận chuyển đường biển thích hợp với những thứ hàng cồn kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá, cao su,..) và hàng rời (cà phê, gạo), trên các tuyến đường trung bình và dài, không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.

  1. Phương thức vận chuyển đường bộ (roadways):

Là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, hàng hóa được chuyên chở bằng các loại phương tiện đường bộ khác nhau.

Trong hai phương tiện vận chuyển chủ yếu trên mặt đất là ô tô và đường sắt thì vận chuyển bằng ô tô ra đời trước so với vận chuyển bằng tàu hỏa. Hệ thống đường xá trong vận chuyển bằng ô tô có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thống đường được xây dựng trước đó.

Vận chuyển bằng đường bộ thích hợp vận chuyển hàng hóa có lưu lượng nhỏ, cự li vận chuyển ngắn và trung bình, hàng hóa mau hỏng và hàng hóa có nhu cầu tốc độ đưa hàng nhanh. Vận chuyển đường bộ chủ yếu phục vụ chuyên chở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế, vận tải đường bộ bị hạn chế rất nhiều.

  1. Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways):

Vận chuyển đường sắt (Railways) được vận hành bởi các đầu máy (locomotives) và các toa xe (freight cars) dưới dạng mặt phẳng (flatcars) hoặc kín (boxcars).

Vận tải đường sắt là một phương thức vận tải hiện đại, xuất hiện vào đầu thể kỷ 19 (đầu máy hơi nước đầu tiên được chế tạo vào năm 1804). Hiện nay có khoảng hơn 120 quốc gia sử dụng đường sắt với tổng chiều dài trên 2 triệu km. Một số nước có chiều dài đường sắt lớn như Mỹ (348.000 km), Nga (136.000 km), Canada (70.851 km), Ấn Độ (62.545 km),…

Vận chuyển đường sắt thích hợp với các loại hàng có trọng luongje lớn, khối lượng vận chuyển nhiều và cự li vận chuyển dài. Ví dụ các nguyên liệu như than, gỗ, hóa chất và hàng tiêu dùng có giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm và với khối lượng cả toa hàng.

  1. Phương thức vận chuyển đường hàng không (Airways):

Vận tải đường hàng không sử dụng các loại máy bay để chuyên chở hàng hóa đến điểm đích.

Vận tải hàng không là một ngành vận tải hiện đại. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà ngành vận tải hàng không ngày càng phát triển nhanh chóng. Trước đó, ngành hàng không chủ yếu phục vụ chuyên chở khách, ngày nay, vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế.

Vận chuyển đường hàng không thích hợp cho việc chuyển chở hàng hóa trị giá cao, yêu cầu vận chuyển nhanh. Không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh.

  1. Phương thức vận chuyển bằng đường ống (Pipeline Transport):

Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biển biến đổi thấp nhất. Đây là con đường an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hóa lỏng (xăng, dầu, gas, hóa chất). Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, trừ trường hợp ống bị vỡ hoặc rò rỉ.

Cho tới nay thì vận chuyển bằng đường ống chỉ rất giới hạn bởi chi phí ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp (xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát). Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm, khoảng 5 – 7 km/h nhưng bù lại là khả năng vận chuyển liên tục 24h/365 ngày trong một năm và không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.

Phương thức vận chuyển bằng đường ống khá đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu, … phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc công ty đa quốc gia, hoặc công ty Nhà nước lớn.